Mục lục
1. Khái niệm Google ads
Adwords (ads) là từ viết tắt của cụm từ " Advertisement keywords" được hiểu theo nghĩa quảng cáo từ khóa. Quảng cáo Google ads là một dịch vụ quảng cáo trực tuyến trả phí của ông lớn Google được ra mắt vào tháng 10 năm 2000. Google ads cho phép người dùng mua các quảng cáo bằng hình ảnh văn bản video,... với mục đích cuối cùng mang lại nhiều khách hàng và lợi nhuận cao hơn.
Để sử dụng quảng cáo Google ads bạn phải trả tiền để các mẫu quảng cáo hiển thị ở trang nhất của kết quả tìm kiếm trên Google
2. Lợi ích khi sử dụng Google ads
Với hệ sinh thái rộng lớn của Google bao gồm Youtube, Gmail, Chrome,... nên có thể dễ dàng hiểu rõ hành vi khách hàng, nhu cầu sử dụng. Kho thu thập dữ liệu khổng lồ về thông tin và hành vi người dùng đương nhiên các quảng cáo sẽ đến tay các đối tượng liên quan hay có nhu cầu. Xác định đối tượng cụ thể về độ tuổi, vùng địa lí,...sẽ thấy được quảng cáo của bạn.
Với khả năng đo lường tốt các mẫu quảng cáo sẽ thu về các tín hiệu từ người dùng, thông điệp truyền tải đi có thu hút được khách hàng. Sau khi nhấp vào họ sẽ các hành động gì tiếp theo. Ngoài ra Google cung cấp các báo cáo để bạn đánh giá các chỉ số về quá trình chạy và có điều chỉnh phù hợp, nên đầu tư tiếp tục vào chiến dịch nào hay vào đâu của chiến dịch.
Bạn cũng có thể dừng chạy một quảng cáo nào bạn muốn, thay đổi ngân sách chạy để linh hoạt với chiến dịch quảng cáo, bạn cũng không gặp khó khăn nào trong thủ tục thanh toán hay quy trình kết thúc.
3. Các hình thức của Google ads
Hiện nay, Google ads có 6 dạng hình thức quảng cáo phổ biến
3.1 Quảng cáo tìm kiếm (Google search): là một trong các dạng quảng cáo với hình thức hiển thị đầu trang kết quả tìm kiếm, khi người dùng muốn gõ một từ ngữ nào để biết thông tin, Google sẽ trả về các kết quả bao gồm các quảng cáo hiển thị đúng hay gần đúng với thông tin mà người dùng tìm kiếm
3.1 Quảng cáo tìm kiếm (Google search): là một trong các dạng quảng cáo với hình thức hiển thị đầu trang kết quả tìm kiếm, khi người dùng muốn gõ một từ ngữ nào để biết thông tin, Google sẽ trả về các kết quả bao gồm các quảng cáo hiển thị đúng hay gần đúng với thông tin mà người dùng tìm kiếm
ví dụ: như hình bên trên, khi ta nhập từ khóa vé máy bay ta thấy các hiển thị đầu tiên có chứa [Ad] đều là hình thức của quảng cáo tìm kiếm bằng từ khóa hay văn bản.
Ngoài quảng cáo tìm kiếm còn xuất hiện ở cuối trang hiển thị đầu tiên, số lượng vị trí hiển thị có thể tùy thuộc vào ngành hay lĩnh vực người dùng tìm kiếm, cấp độ cạnh tranh của quảng cáo.
3.3 Quảng cáo video (Video ads): youtube cũng là sản phẩm của Google với người dùng áp đảo, kênh chia sẻ video lớn nhất này chưa có đối thủ nào có thể soán ngôi nên đây là hình thức các doanh nghiệp vẫn tin dùng với các quảng cáo của mình. Các định dạng quảng cáo video gồm có
Quảng cáo có thể bỏ qua (Skippable in-stream ads): quảng cáo video của bạn sẽ phát trước trong hoặc sau video bạn bạn tìm kiếm, sau vài giây bạn có thể bỏ qua.
Quảng cáo đệm ( Bumper ads): chỉ có thời lượng 6 giây trở xuống và người xem không thể bỏ qua giúp tiếp cận khách hàng trên quy mô rộng, gia tăng nhận dạng thương hiệu bằng các thông điệp ngắn dễ nhớ.
Quảng cáo ngoài luồng (Trueview outstream): phát trên các trang web của đối tác, các hiển thị này chỉ có trên thiết bị di động hay máy tính bảng làm sao để người dùng dễ dàng tiếp cận góp phần gia tăng nhận thức về thương hiệu ngoài phạm vi youtube nhằm tiết kiệm chi phí.
Quảng cáo trên trang đầu của youtube (Youtube Masthead ads): quảng cáo video sẽ xuất hiện ngay đầu trang chủ trên các thiết bị, video của bạn đầu tiên tức và quan trọng nhất trên trang chủ. Sử dụng hình thức này khi bạn ra mắt một sản phẩm mới hay tiếp cận một tệp khách hàng lớn trong thời gian ngắn.
3.4 Quảng cáo mua sắm (Google Shopping Ads): đây là xu mới gần đây, phù hợp với các cửa hàng trực tuyến. Các sản phẩm được hiển thị có đầy đủ thông tin, giá thành cho đến thông tin doanh nghiệp.....trải nghiệm tìm kiếm của khách hàng tương tự như trên các trang thương mại điện tử. Chiến dịch quảng cáo này sẽ giúp cho tăng lượng truy cập đến trang web cửa hàng.
3.5 Quảng cáo ứng dụng toàn cầu (Apps): là một nhà quảng cáo ứng dụng, bạn muốn nó đến với nhiều người dùng trả tiền hơn. Vậy làm thế nào để bạn kết nối với những người có nhu cầu như vậy, giờ đây bạn có thể quảng cáo ứng dụng trên các sản phẩm của google như Google tìm kiếm, Google play, Youtube
3.6 Quảng cáo hiển thị gmail (Gmail ads): đây là dạng quảng cáo sẽ xuất hiện trong gmail của người dùng, đánh vào các đối tượng thường xuyên trao đổi với nhau bằng gmail. Các quảng cáo thường xuất hiện trong tab xã hội và quảng cáo của gmail, sẽ phát huy tối đa đối với các sản phẩm hay dịch vụ tầm trung và đắt tiền như bất động sản, bảo hiểm, du lịch, trang sức, thẩm mĩ viện,..
4. Cách tính phí khi bắt đầu chạy quảng cáo
Chi phí chạy quảng cáo thường được tính trên tổng số chi phí chạy các chiến dịch quảng cáo. Các chiến dịch thường được chia nhỏ thành các nhóm quảng cáo và quảng cáo. Cách tính tiền là tổng các từ khóa được hiển thị hay click. Có 3 cách tính phí:
-CPC (Cost Per Click)-giá mỗi lần nhấp chuột: bạn chọn từ khóa để mẫu quảng cáo hiển thị, sau khi quảng cáo hiển thị và người click vào đó thì sẽ tính phí, giá mỗi lần click chuột là 65đ, đây là hình thức phổ biến nhất ở thị trường Việt Nam.
-CPM (Cost Pert Mille)-trả tiền cho 1000 lần hiển thị: các nhà quảng cáo chạy quảng cáo CPM sẽ đặt giá mong muốn cho 1000 lần hiển thị, chọn vị trí đặt quảng cáo và trả tiền mỗi khi quảng cáo xuất hiện. Chi phí thấp nhất cho 1000 lần hiển thị là khoảng 4000đ.
-Trả tiền khi có chuyển đổi: được hiểu là khi khách hàng vào trang web của bạn và thực hiện một thao tác, lúc đó bạn mới trả tiền cho Google. Điều này có sự thỏa thuận với Google.
Không có một cách tính toán chi phí nào cố định, Google dựa vào nhiều yếu tố khác nhau:
- Lĩnh vực, ngành nghề mà bạn chạy, các nghề cạnh tranh cao như BĐS, du lịch, thẩm mỹ,.... chi phí sẽ cao hơn
- Giá thầu: Google ưu tiên cho các quảng cáo có thể trả cao hơn
- Chất lượng trang đích (Landing Page): càng tối ưu tốt đặt, đặt người dùng lên hàng đầu sẽ ưu tiên tính chi phí rẻ hơn
- Kết quả quảng cáo: dựa vào tỉ lệ nhấp chuột, thời gian trên web để tính toán lại giá
5. Rủi ro khi chạy Google ads
-Từ khóa: là yếu tố thành công của dịch vụ này, bạn sẽ gặp khó khăn bởi có quá nhiều từ khóa muốn khách hàng lựa chọn và không biết từ khóa chất lượng, có sức cạnh tranh. Để làm lựa chọn đúng phải mất thời gian và chi phí để khảo sát thị trường.
-Click ảo: thông thường các nhà quảng cáo sẽ sử dụng tính tiền mỗi click và có ngân sách mỗi ngày. Các từ khóa sẽ bị tụt hạn ngay khi bạn không rót ngân sách, với sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay không thể tránh khỏi các click ảo từ đối thủ. Không những vậy những kỹ thuật đối thủ áp dụng sẽ hạ bệ bạn nếu không khả năng quản lí chiến dịch.
-Thị trường: hiện nay chạy google ads đang trong tình trạng bão hòa, sự hỗ trợ của Google Ads không còn nhiều để các nhà quảng cáo thấy an tâm khi đổ tiền vào trang quảng cáo này.
-Hiểu biết: nếu bạn không tìm hiểu kỹ mà đã đổ tiền vào, cắm đầu vào chạy sẽ không mang lại hiệu quả. Tìm hiểu đặc điểm, các yếu tố kỹ thuật cũng như tâm lí khách hàng để có kiến thức đầy đủ khi áp dụng vào chiến dịch được tối ưu.
-Đối thủ: các đối thủ của bạn thường nâng giá thầu lên càng cao để thứ hạng quảng cáo được nâng lên, điều này làm cho những người chạy quảng cáo gặp khó khăn khi chi phí bị đội lên và lợi nhuận giảm xuống.
Tóm lại, Google ads là dịch vụ quảng cáo bạn nên lựa chọn khi mới bắt đầu, những thông tin này hi vọng sẽ có hữu ích khi bạn muốn bắt đầu các chiến dịch quảng cáo với Google ads.