Đối với những người làm trong lĩnh vực marketing thì chắc hẳn từ khóa đã là một thứ quá quen thuộc. Tuy nhiên, để có thể nắm rõ được cách thức sử dụng và tìm kiếm từ khóa tốt nhất thì không phải ai cũng biết. Hôm nay tôi sẽ chia sẻ cho các bạn về chiến lược nội dung giúp đưa từ khóa lên top.
Việc đầu tiên, mặc dù nó đã từng được nhắc đến rất nhiều lần trước đây rồi nhưng tôi vẫn cần phải nhắc lại lần nữa vì tầm quan trọng của nó. Đó là nghiên cứu từ khóa.
Trước khi bắt tay vào viết bài bạn cần phải biết rõ bạn đang viết về gì, từ khóa nào là quan trọng và bạn cần phải lặp lại từ khóa đó bao nhiêu lần trong bài viết. Một chiến lược nội dung nếu muốn thành công thì nhất định phải thực hiện được bước này.
Nếu bạn chưa biết phải nghiên cứu từ khóa như thế nào thì bạn có thể tham khảo qua các bài viết này: Nghiên cứu từ khoá và phân tích sự cạnh tranh để làm SEO hiệu quả hoặc Nghiên cứu từ khoá bằng những cảm hứng mới
Bước kế đến bạn cần tìm hiểu về đối thủ của mình. Tìm xem những bài viết của họ là gì? Họ viết như thế nào? Nếu có những bình luận thắc mắc mà chưa được giải đáp thì phải ghi chú lại ngay lập tức, bởi đó chính là thứ mà người dùng cần nhưng đối thủ vẫn chưa đáp ứng được.
Khi viết content, bài viết của bạn chỉ trở nên cuốn hút hơn khi bạn sở hữu những thứ mà đối thủ của bạn không có. Những thứ mang lại kiến thức bổ ích mà người dùng thấy rằng họ không hề phung phí thời gian khi đọc bài viết của bạn. Hoặc nếu không tìm được thông tin nào mới thì bạn có thể thêm vào những mẩu chuyện nhỏ, nhằm gây thêm sự thu hút, giúp người đọc cảm thấy thoải mái hơn.
Tránh tuyệt đối việc sao chép từ các bài viết khác làm bài viết của mình. Như bạn đã biết, thuật toán của Google rất thông minh, chúng có thể tìm chính xác đoạn văn bản đó được sao chép từ đâu. Và điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc tính điểm của Google. Nếu bạn không muốn lọt vào danh sách đen thì bạn nên hạn chế việc này.
Không nên đánh lừa người dùng bằng cách phóng đại chức năng sản phẩm, sử dụng các sản phẩm giả, đưa ra thông tin sai lệch,... nhằm mục đích thu hút người tiêu dùng. Có thể lúc đầu sẽ rất nhiều người tìm đến vì những thông tin hấp dẫn mà bạn đưa ra, tuy nhiên, bạn biết đấy không ai muốn mình bị lừa cả. Khi họ nhận ra những gì bạn viết chỉ là địa đặt, họ sẽ cảm thấy tức giận và bắt đầu tuyên truyền tẩy chay sản phẩm của bạn. Niềm tin là thứ rất khó để xây dựng, và một khi bạn đã đánh mất nó, bạn mất tất cả!
Đặc biệt bạn nên kiểm tra thật kĩ các lỗi chính tả và lỗi sử dụng câu. Dù đây là những lỗi cơ bản nhưng đến 90% các bài viết đều mắc ít nhất từ một đến hai lỗi nhỏ về chính tả. Đối với những người dùng khó tính, họ sẽ có cảm giác người làm dịch vụ không tỉ mỉ, rất cẩu thả và thiếu chuyên nghiệp. Với lý do này, bạn có thể đã bỏ lỡ mất nhiều khách hàng tiềm năng rồi đấy.
Và còn một việc quan trọng không thể quên đó là tính mật độ từ khóa. Việc phân bố mật độ từ khóa sẽ giúp bài viết dễ dàng xuất hiện hơn khi người dùng tìm kiếm, đồng thời kiểm soát được mật độ từ khóa sẽ tránh việc bị Google trừ điểm vì spam.
Từ khóa chính của bài viết bắt buộc phải xuất hiện trong thẻ H1 và nên có khoảng hai từ khóa liên quan trong thẻ meta H2. Từ khóa cần chiếm từ 1,5 - 2% trong toàn bài viết. Để tính được mật độ từ khóa, bạn có thể làm theo công thức như sau:
(Số lần lặp từ khóa * số chữ trong từ khóa) / tổng số chữ trong bài viết
Nhưng ý tưởng không phải lúc nào cũng có, và nội dung không phải cứ mãi dồi dào. Khi viết quá nhiều bài viết cho một chủ đề chắc chắn bạn sẽ dần bị cạn kiệt “tài nguyên”, bế tắc không biết phải viết gì tiếp theo. Lúc này việc bạn nên làm là tối ưu nội dung cũ.
Có những nội dung trước đây rất thu hút, nhưng so với thời điểm hiện tại nó không còn phù hợp nữa. Những bài viết như vậy cần được tối ưu sao cho chúng vẫn có sức hút, đồng thời “tiết kiệm” được chất xám dành cho các bài viết mới.
Vậy làm sao để biết được những bài viết nào là cần tối ưu?
Thông thường, bạn nên thực hiện việc tối ưu hóa nội dung theo chu kì 3 tháng, các bài viết lúc này không quá cũ cũng chưa hoàn toàn lỗi thời.
Đầu tiên bạn vào website của mình, xem pageviews tất cả các bài viết trong thời gian 3 tháng gần nhất bằng Google Analytics.
Chọn lọc ra các bài viết có tỷ lệ lượt xem cao nhất sau đó đọc lại và so sánh các bài viết này với thời điểm hiện tại, tìm ra những điểm không còn phù hợp và sửa đổi chúng.
Như vậy bạn vẫn có thể thu hút được lượt xem từ những bài viết cũ, đồng thời được Google đánh giá cao hơn, giúp ích cho việc tăng thứ hạng tìm kiếm.
Với những gì tôi chia sẻ trên, hi vọng sẽ giúp ích được phần nào cho các bạn còn đang gặp khó khăn trong vấn đề này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét