Mục lục
Meta Description là gì?
Có thể cắt ra và hiểu theo nghĩa meta là "thông tin về trang", description là "mô tả". Tóm lại meta description là mô tả tóm tắt thông tin của trang bạn tìm kiếm
Vai trò của thẻ Meta Description
Nếu bạn muốn trang của mình xếp hạng cao trên Google và hấp dẫn người dùng bạn nên quan tâm đến vấn đề này, đầu tư vào đó.
Thẻ Meta Description đưa ra các thông tin để Google có thể nhận biết rõ chủ đề trang của bạn, nếu không hiểu rõ bạn đang viết về điều gì chắc chắn sẽ khó xếp hạng trang của bạn.
Khi bạn đã lên top tìm kiếm làm sao trong một rừng bài viết khác nhau của đối thủ người dùng sẽ nhấp vào trang của bạn, họ sẽ lướt qua tiêu đề, meta description nếu những yếu tố đó đủ hấp dẫn họ sẽ không chần chừ mà click vào bài viết của bạn.
Tương tự khi bài viết của bạn được chia sẻ trên các trang mạng xã hội, thẻ Meta Description sẽ hiện lên, để bạn bè sẵn sàng nhấp chuột vào bài viết thì phụ thuộc vào phần mô tả có thu hút hay không.
Cách viết Meta Description
Thêm Meta Description cần chú ý tới 2 điểm quan trọng, thứ nhất viết theo chuẩn của máy tính, thứ hai là hấp dẫn người đọc, để thoa mãn hai tiêu chí trên cần áp dụng các nguyên tắc sau
- Độ dài hợp lí: bạn chỉ nên để Meta Description trong khoảng 160 đổ lại như vậy vừa tóm gọn lại nội dung nhưng không quá dài có thể bị cắt bớt. Lúc đầu bạn có thể viết một cách tùy ý sau đó có thể rút ngắn lại nếu cần
- Giới thiệu đúng chủ đề trang: phải nêu bật được chủ đề và cách giải quyết vấn đề, bên cạnh đó cũng phải đủ hấp dẫn để kích thích người dùng tìm đọc
- Chứa các từ khóa chính: sự hiện diện của từ khóa chính làm tăng khả năng nhận diện của Google và người dùng, nếu từ khóa trùng với các nội dung khách hàng tìm kiếm sẽ bôi đậm để thu hút chú ý người dùng
- Tránh trùng lặp: tên tiêu đề không thể giống thẻ mô tả nên có các meta description khác nhau để google không đánh lỗi trùng lặp
- Không nhồi nhét từ khóa trong thẻ mô tả,chỉ nên dùng nhiều nhất 2 lần và thay vào các từ đồng nghĩa
- Tránh sử dụng dấu ngoặc kép " nếu bạn sử dụng google sẽ hiểu đến vị trí dấu đó là hết và sẽ ngắt đoạn ra nên tốt nhất bỏ hết các số, ký tự trong mô tả
- Nên có thêm lời kêu gọi, sự chú ý bằng các từ ngữ tích cực như hãy thử, khám phá, tìm hiểu thêm,...
Các bước cài đặt thẻ Meta Description
Đầu tiên bạn vào phần Cài đặt => Tùy chọn tìm kiếm bạn sẽ thấy phần mô tả trong thẻ meta đã tắt, việc của bạn là mở nó lên
chưa cài đặt thẻ meta |
Vì chưa mở thẻ nên khi vào bài đăng bất kì sẽ không có phần mô tả cho mình có thể thêm vào
chưa có phần mô tả |
Tiếp theo, để mở chức năng này bạn nhấn vào chỉnh sửa, tại đây bấm vào Có để bật mô tả, tiếp đó sẽ hiện ra khung, khung này là viết phần mô tả cho trang chủ blog, liên quan đến chủ đề blog muốn truyền đạt đến người dùng,
lúc này phần mô tả của bài viết sẽ hiện lên như này
Vậy là bạn có thể mô tả ở mỗi bài viết của mình để tối ưu bài viết đó tốt hơn
Bài viết dưới đây đã giúp các bạn nắm được những thông tin cơ bản về Meta Description, bên cạnh đó hỗ trợ cách viết và cài đặt trong blog của bạn. Thao tác đơn giản nhưng sẽ mang lại sự khác biệt cho các bài viết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét