Thẻ Heading là gì? Cách sử dụng thẻ Heading trong SEO
Bạn có biết một trong những yếu tố quan trọng để bài viết chuẩn SEO là các thẻ Heading phải được sử dụng hợp lý, nhưng để làm được điều đó chưa hẳn nhiều người đã biết cách. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến thẻ Heading và làm sao đưa nó vào bài viết đúng tiêu chuẩn.
Mục lục
Thẻ Heading là gì?
Các thẻ Heading là phần nội dung quan trọng nhấn mạnh các chủ đề mà tác giả muốn người đọc chú ý bài viết và thân thiện với các công cụ tìm kiếm Google có thể đọc được từ trên xuống dưới. Thẻ Heading trong SEO bao gồm 6 loại được xếp giảm dần từ H1 đến H6, tầm quan trọng cũng giảm dần theo thứ tự. Hầu hết các thẻ được sử dụng nhiều nhất là H1, H2, H3 và được tối ưu nhiều nhất trong SEO
H1 là thẻ Heading quan trọng nhất ( lớn nhất)
H2 là thẻ Heading quan trọng thứ hai ( lớn thứ hai)
H3 là thẻ Heading quan trọng thứ ba ( lớn thứ ba)
H4 là thẻ Heading quan trọng thứ tư ( lớn thứ tư)
H5 là thẻ Heading quan trọng thứ năm ( lớn thứ 5)
Bạn có thể liên tưởng các thẻ Heading trong SEO như các đề mục trong một cuốn sách, thẻ H1 chính là tiêu đề của cuốn sách, giúp người đọc hiểu sách viết về chủ đề gì, các thẻ H2, H3 thường là tên của các chương, bài viết. Hoặc các mục nhỏ hơn thì sử dụng các H nhỏ hơn, vì vậy khi đọc một cuốn sách bạn sẽ hiểu được bố cục, chủ đề các phần nắm rõ trong mỗi phần sẽ có những gì trong đó.
ví dụ: khi xem một bài viết nào đó bất kì thì thường tiêu đề là thẻ H1, các đề mục là thẻ H2, các mục nhỏ trong nội dung các đề mục là thẻ H3 bổ trợ cho thẻ H2, các thẻ H4, H5, H6 tương tự như vậy.
Tác dụng của thẻ Heading trong SEO
Đầu tiên khi nhìn vào một bài viết được phân chia bố cục rõ ràng, phần nào trước phần nào sau sắp xếp hợp lí sẽ thu hút người đọc tiếp tục lưu lại bài viết đó lâu hơn và bài viết của bạn cũng trở nên chuyên nghiệp trong mắt độc giả. Khi sử dụng đúng các thẻ Heading công cụ tìm kiếm sẽ hiểu được nội dung chính của bài viết, từ khóa bạn cần SEO là gì và cải thiện thứ hạng từ khóa khi sử dụng đúng cách và các trang sẽ có xếp hạng cao hơn.
Bạn lưu ý không nên sử dụng quá nhiều thẻ H trong bài viết, điều này không tốt cho chất lượng bài viết.
Cách sử dụng các thẻ Heading chuẩn SEO
Thẻ H1
Trong thẻ H1 này là tiêu đề của bài viết, bạn nên đặt từ khóa chính vào thẻ này để nhấn mạnh nội dung bài viết và thường một bài viết chỉ có 1 thẻ H1. Để tạo sự khác biệt nên định dạng thẻ H1 khác so với các thẻ H khác
thẻ H1 trong bài viết |
Thẻ H2
Là các đề mục bổ trợ cho thẻ H2 mô tả ngắn gọn nội dung của thẻ H1, nên có tối thiểu 2 thẻ H2 trở lên, trong thẻ này có các từ khóa chính và từ khóa phụ.
Thẻ H3
Thẻ này thường sử dụng để mô tả chi tiết hơn và hỗ trợ thẻ H2,các ý trong bài được chia nhỏ ra để người đọc dễ dàng tiếp cận và nắm bắt đầy đủ nhất có thể. Số lượng thẻ H3 nên là 3 đến 5 thẻ là hợp lý.
Thẻ H4, H5, H6
Chứa ít thông tin hơn và thường trong bài viết các thẻ này hiếm khi được đưa vào, không nên có từ khóa trong thẻ vì nội dung trong đó không liên quan đến nội dung chính.
Kết hợp các thẻ trong bài viết
Cách trình bày, các phông chữ của các thẻ nên sắp xếp để mang lại tính thẩm mỹ cho hình thức trong bài, theo như tìm hiểu của tôi thì nên sử dụng đến cấp độ thẻ H4, nhưng cũng tùy vào nội dung dài hay ngắn để thêm các thẻ cho phù hợp.
ví dụ: đối với cách sử dụng thẻ Heading trong bài viết này như sau
Thẻ H1: là tiêu đề Thẻ Heading là gì? Cách sử dụng thẻ Heading trong SEO
Thẻ H2: các mục Thẻ Heading là gì?; Tác dụng của thẻ Heading trong SEO; Cách sử dụng thẻ Heading chuẩn SEO
Thẻ H3: Thẻ H1; Thẻ H2; Thẻ H3,H4,H5; Kết hợp các thẻ trong bài viết
Cách kiểm tra các thẻ Heading trong bài viết
SEO Quake
Cài đặt SEO Quake trong Google chrome sau đó vào trang web bất kì bạn có thể phân tích các chỉ số trong trang, bạn click vào DIAGNOSIS để kiểm tra các thẻ Heading của bài viết.
Web Developer
Là công cụ lập trình nhưng các bạn cũng có thể sử dụng để kiểm tra thẻ Heading cũng như bố cục bài viết.
Bạn kiểm tra trong Web Developer ở phần Outline, kế đó click vào Outline Headings và Show Element Tag Names
Bài viết này phần nào giải thích cho bạn hiểu những thông tin về thẻ Heading, sự quan trọng trong cách trình bày các mục và đầu tư thời gian để tối ưu các thẻ Heading giúp bài viết thân thiện với người dùng và được công cụ tìm kiếm đánh giá cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét