Thứ Ba, 10 tháng 12, 2019

Email marketing là gì?

Email là một trong các công cụ phổ biến trong việc truyền thông tin, thông báo hay giao tiếp xã hội, và email marketing dần trở thành kênh để tiếp thị, quảng bá cho doanh nghiệp hiệu quả hơn nữa nhờ vào các lợi ích hay ưu điểm mà nó mang lại. Nhưng không có nhiều nhà kinh doanh biết cách sử dụng nó hiệu quả và danh sách email là một vũ khí quan trọng giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị sản phẩm, xây dựng mối quan hệ với khách hàng hay tiếp cận với những người quan tâm đến doanh nghiệp của bạn. Sự phát triển lâu dài của một doanh nghiệp gắn liền với quá trình phát triển của mạng lưới khách hàng của email marketing.

Ưu Nhược điểm của Email Marketing


1. Email marketing là gì?


Là hình thức sử dụng email (thư điện tử) mang đến những nội dung về thông tin sản phẩm, chương trình khuyến mãi, tiếp thị, sự kiện nhằm thúc đẩy và hướng khách hàng đến những sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Mỗi email sẽ được gửi đến một khách hàng tiềm năng hay khách hàng hiện tại. Gửi email với nhiệm vụ tăng cường mối quan hệ với khách hàng hay nâng cao sự tín nhiệm với doanh nghiệp và niềm tin trong kinh doanh.

2. Ưu điểm, nhược điểm của email marketing


2.1 Ưu điểm

Image result for ưu điểm của email marketing

Tiết kiệm chi phí: so sánh với các hình thức tiếp thị truyền thống khác như banner, poster hay biển quảng cáo thì với email marketing giúp giảm những chi phí về thiết kế, vận chuyển hay địa điểm đặt quảng cáo. Thử nghĩ nếu bạn gửi thư đến 1000 khách hàng đến dự  một sự kiện thì sẽ mất thời gian khoảng bao lâu và chi phí bỏ ra cũng không hề rẻ

Tiếp cận với khách hàng dễ dàng: nếu bạn muốn thông tin đến khách hàng về một chương trình giảm giá bạn sẽ sử dụng hình thức nào để truyền tin, nếu sử dụng các phương pháp truyền tin khác có thể mất vài ngày thậm chí vài tuần để có thể đến tay khách hàng nhưng với email marketing, bạn có thể soạn một tin nhắn và nhập hàng loạt địa chỉ email sẽ được gửi đi một cách nhanh chóng

Tiết kiệm thời gian: email marketing cho phép chúng ta gửi một số lượng lớn tới các địa chỉ email khác nhau chỉ trong một lần gửi. Nếu như theo cách thông thường sẽ mất nhiều thời gian để bạn viết thư cho từng đối tượng sau khi mới gửi thư đi, mất một thời gian nữa để thư có thể đến tay người nhận. Thêm một rủi ro là làm theo cách này có thể bạn sẽ bỏ sót khách hàng hoặc có thể tiếp thị cho những người không muốn sử dụng hay mua sản phẩm nữa.

Đo lường hiệu quả: một trong những ưu điểm vượt trội của một chiến dịch email marketing là khả năng đo lường kết quả cho mỗi chiến dịch. Bạn có thể xác định số lần nhấp chuột vào website đến từ khách hàng nhận được email, bạn cũng có thể thống kê số lần khách hàng đã đọc email, họ có nhấp vào mua hàng hay sản phẩm từ email đó. Những số liệu thống kê có chiều sâu như email marketing rất hữu ích cho doanh nghiệp giúp cho việc đánh giá và theo dõi hiệu quả của hình thức này. Nhu cầu của khách hàng, thị hiếu để doanh nghiệp có hướng điều chỉnh thích hợp.

Chăm sóc khách hàng hiệu quả: bạn có thể đặt gửi link email marketing để chăm sóc và theo dõi khách hàng, đây là tính hữu ích cho doanh nghiệp vì ưu tiên chăm sóc khách hàng là mối quan tâm của doanh nghiệp. Nếu việc chăm sóc khách hàng được làm tốt thì các khách hàng tiềm năng cũng sẽ củng cố thêm sự tin tưởng với doanh nghiệp

2.2 Nhược điểm

                              email-marketing-spam

Khiến người dùng khó chịu với thư rác: hầu hết mọi tài khoản của chúng ta đều ngập tràn các loại thư khác nhau, nó được ví như bệnh dịch lan rộng khắp thế giới chính vì vậy người dùng thường có tâm lí đề phòng và thiếu sự tin tưởng vào những email mà họ nhận được. Để gửi những email hiệu quả bạn nên tạo những email càng rõ ràng sẽ tốt hơn, như các email dễ dàng nhận ra tên người gửi và thông điệp bên trong đó.

Gắn bó với công nghệ thông tin: các doanh nghiệp phải củng cố hệ thống công nghệ thông tin để email marketing không bị tụt hậu 

Không phân loại khách hàng: với ý nghĩ giết nhầm còn hơn bỏ sót các email marketing được gửi đi đại trà cho tất cả các thể loại khách hàng mà không có sự tập trung và phân chia từng nhóm khách hàng cụ thể.

3. Các loại email marketing thường dùng


những loại email marketing phổ biến

3.1 Email marketing mục đích bán hàng, tiếp thị

Loại email này tạo ra để giúp doanh nghiệp bán hàng, giới thiệu sản phẩm và kêu gọi khách hàng hãy mua hàng. Nó trực tiếp tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Đối tượng các bạn có thể gửi loại email này là khách hàng tiềm năng chưa từng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Tiếp theo là khách hàng chưa từng mua sản phẩm, bạn nên tập trung vào thông tin sản phẩm hay các chương trình giảm giá khuyến mãi cho loại email này. Với nội dung này sẽ có hơn 80% khách hàng sẽ ghé thăm website của bạn.

3.2 Email marketing với mục đích xây dựng thương hiệu doanh nghiệp

Mục đích để xây dựng lòng trung thành và niềm tin từ khách hàng, để khách hàng không chỉ mua sản phẩm mà trở thành kênh thông tin đáng tin cậy đối với doanh nghiệp. Đó có thể là các email chúc mừng sinh nhật, thư cảm ơn, lời khuyên, lời tư vấn,....Để khách hàng luôn cảm thấy được doanh nghiệp quan tâm, khách hàng sẽ tin tưởng doanh nghiệp và coi bạn như một người thân thiết.

3.3 Email marketing mục đích chia sẻ thông tin

Loại email này được sử dụng với khách hàng sau khi đã mua hàng. Duy trì lòng trung thành  của khách hàng đối với doanh nghiệp, email này đảm bảo khách hàng sẽ đến website của doanh nghiệp lần nữa. Các đối tượng nhận email này là những khách hàng đã sử dụng hay đã từng mua sản phẩm của doanh nghiệp. Nội dung của loại email nên tập trung vào chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm có ích, bên cạnh đó có thể giới thiệu thêm về công ty hay sản phẩm. Và để đạt được hiệu quả cao, doanh nghiệp nên kết hợp thông minh giữa các loại email. 

4. Các công cụ hỗ trợ Email marketing miễn phí phổ biến


Mailchimp

phần mềm email marketing miễn phí mailchimp

Là một phần mềm email marketing khá thông dụng nhiều công ty đã sử dụng phần mềm này, đây có thể được coi là nền tảng tự động hóa. Với phần mềm này bạn có thể gửi lên tới 12000 email mỗi tháng cho danh sách 2000 địa chỉ liên hệ. Khi sử dụng Mailchimp bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian, tuy là một phần mềm miễn phí nhưng tích hợp rất nhiều tính năng và dễ dàng sử dụng cho người mới bắt đầu.
Thông thường, khi sử dụng các phần mềm email miễn phí rất dễ cho vào mục Spam. Tuy nhiên theo thống kê khi sử dụng mailchimp tỉ lệ danh sách mail vào inbox là 90%, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với các chiến dịch email marketing. Các email bạn thu thập được thường là các khách hàng tiềm năng, nếu email không thể vào hộp thư của người dùng thì chẳng còn ý nghĩa gì.

Benchmark

Phần mềm gửi email marketing  Benchmark Mail

Là một phần mềm email marketing hiệu quả khi có thể gửi tới 14000 email trong một tháng. Hơn nữa, với Benchmark bạn cũng có thể làm các cuộc khảo sát trực tuyến sử dụng email mẫu và các tính năng sẵn có trong Benchmak để hỗ trợ theo dõi các số liệu. Với phần mềm này bạn chỉ cần lập danh sách thông qua các phần mềm của website. Nhưng với cách thức sử dụng miễn phí sẽ có một số hạn chế nhất định, bạn không thể đạt được tối đa những lợi ích của phần mềm này mang lại. Đồng thời, nhờ sự tích hợp với Google Analytics để theo dõi sự chuyển đổi thông qua hành vi khách hàng.

SendinBlue

Phần mềm email marketing miễn phí sendinblue

Là một dịch vụ SMS, Email marketing mới xuất hiện gần đây. Cũng như các phần mềm khác, SendinBlue cho phép bạn quản lý danh sách người theo dõi không giới hạn, tự động gửi email khi khách hàng đăng kí. Tuy với phần mềm này ít những tính năng nâng cao nên các doanh nghiệp cũng ít sử dụng. Gói dịch vụ của SendinBlue có thể gửi đi 9000 email mỗi tháng. Mục đích dành cho những người muốn gửi các Email marketing đơn giản.

Automic Mail Sender

Là ứng dụng có giao diện dễ sử dụng nhất với sự linh hoạt và đa dạng. Automic Mail Sender không giới hạn số lượng gửi email, đồng thời với ứng dụng doanh nghiệp có thể quản lí danh sách khách hàng của công ty. Bạn có thể kiểm soát quá trình gửi mail, bạn có thể ngừng hoặc tiếp tục gửi mail ở mọi thời điểm mà không cần tải lại tin nhắn và danh sách gửi thư. Tùy chọn xem mở tin nhắn.

phần mềm email marketing miễn phí Atomatic Mail Sender

Madmimi

Ưu điểm lớn nhất có thể kể tới khi sử dụng phần mềm này là khả năng chăm sóc khách hàng cực kì tốt. Những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp nhanh chóng và hợp lí. Cách nói chuyện của các nhân viên là một điểm cộng của phần mềm này, sự thoải mái làm cho cuộc nói chuyện trở nên thân thiện hơn hẳn. Với danh sách khách hàng dưới 100 người phần mềm sẽ cho bạn sử dụng miễn phí, khi số lượng tăng lên 500 người bạn chỉ cần trả 210k/tháng. So với các phần mềm khác thì giá cả hợp lí là ưu thế của Madmimi.



Tóm lại: Email marketing là hình thức giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng với chi phí hợp lí và đem lại rất nhiều lợi ích. Từ đó có kế hoạch để xây dựng chiến lược email marketing hoàn hảo với tình hình hoạt động của doanh nghiệp. 




Thứ Năm, 5 tháng 12, 2019

Quảng cáo facebook là gì? Lĩnh vực phù hợp để áp dụng

Thời điểm hiện nay chúng ta đang cùng nhau lớn lên với các phương tiện truyền thông xã hội. Mỗi ngày bạn mở điện thoại lên và lướt Facebook, kiểm tra tin nhắn Messenger. Xem các video trên youtube hoặc dành thời gian theo dõi các trào lưu trên Tiktok. Các kênh truyền thông xã hội trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu, tốc độ người sử dụng tăng nhanh với tốc độ chóng mặt, nếu bạn xem Facebook là một quốc gia thì ắc hẳn là quốc gia đông dân nhất thế giới. Với sự phổ biến không thể chối cãi của facebook hiện nay, đó là một tiềm năng cho kinh doanh, tiếp thị. 

Image result for quảng cáo facebook


1. Facebook Ads là gì?


Ads là viết tắt của advertising có nghĩa là quảng cáo. Facebook ads là một dịch vụ quảng cáo của facebook

Chạy quảng cáo facebook là gì? Đây là hình thức hiển thị phân phối tự động nhắm vào các mục tiêu là người dùng dựa vào các tiêu chí như giới tính, độ tuổi, vùng miền, hành vi, sở thích,......Khi các doanh nghiệp hay cá nhân muốn sản phẩm hay dịch vụ của mình xuất hiện trên các vị trí của facebook phải trả một khoảng phí nhất định. Quảng cáo facebook dành cho tất cả mọi người dùng có nhu cầu khi họ vi phạm các chính sách của facebook.


Giao diện trang quảng cáo trên facebook


2. Quảng cáo facebook được đặt ở đâu?


2.1 Bảng tin (News feed)


Mẫu quảng cáo xuất hiện trên trang hiển thị của facebook phù hợp với giao diện máy tính và các thiết bị di động. Vị trí hiển thị trên bản tin là vị trí nổi bật và được ưu tiên hàng đầu trong các vị trí hiển thị của quảng cáo
 
vị trí hiển thị quảng cáo trên news feed


Quảng cáo trên news feed sẽ xuất hiện liên tục trên trang facebook của người dùng. Tuy nhiên dạng quảng cáo này rất dễ bị trôi vì có nhiều bài viết mới cập nhập.

2.2 Cột bên phải của facebook


Related image ALT



Quảng cáo xuất hiện ở cột bên phải của trang facebook, nó sẽ cố định ở vị trí và không bị di chuyển như trên news feed. Tuy nhiên vị trí hiển thị quảng này thường rất nhỏ nên khó nhận được sự chú ý của người dùng

2.3 Messenger


Vị trí hiển thị quảng cáo facebook trên messenger mới xuất hiện cách đây 2,3 năm.Quảng cáo hiển thị trên messenger là các bài viết tức thời. Để phân phối quảng cáo bạn nên sử dụng các hình thức quảng cáo như: bài viết trên trang có liên kết, lượt cài đặt ứng dụng di động, quảng cáo bộ sưu tập

Người dùng có xu hướng nhấp vào các quảng cáo hiển thị qua thiết bị di động nhiều hơn trên máy tính, vì vậy bạn cần đảm bảo trang web của bạn thân thiện với các thiết bị di động


hiển thị quảng cáo trên mesenger

2.4 Story



Cùng với messenger thì facebook mở thêm tính năng chạy quảng cáo trên story, quảng cáo sẽ xuất hiện trong các tin trên facebook của người dùng và chỉ hiển thị khi bạn duyệt tin. Dạng hiển thị quảng cáo này chỉ tồn tại trong 24h sau đó sẽ biến mất. Thời gian tối đa hiển thị của ảnh là 6s và video là 15s theo mặc định




3. Ưu điểm và nhược điểm khi chạy quảng cáo trên facebook

  • Ưu điểm
Nhắm đúng đối tượng khách hàng: bạn muốn hướng tới khách hàng nam hay nữ, ở độ tuổi bao nhiêu, có sở thích là gì, đang sống trong khu vực nào,.....bạn hoàn toàn có thể quyết định các yếu tố đó khi bắt đầu chạy quảng cáo trên facebook.

Giúp tăng doanh thu bán hàng: với số lượng người dùng đông đảo  như hiện nay, việc quảng cáo của bạn tiếp cận với người dùng tiềm năng là việc rất dễ dàng, bên cạnh đó khả năng chuyển đổi thành khách hàng của bạn nhanh chóng.

Giảm chi phí: vì quảng cáo facebook có thể nhắm đúng đối tượng mục tiêu của bạn, chi phí bạn bỏ ra để chạy quảng cáo sẽ không bị lãng phí cho các đối tượng bạn không nhắm đến, bỏ qua các người dùng không có nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Tính linh hoạt cao: bạn có thể lựa chọn chạy một hay nhiều loại quảng cáo khác nhau, thay đổi hình thức quảng cáo, chi phí đối tượng sao cho phù hợp với từng loại quảng cáo hay chiến dịch. Với facebook, bạn hoàn toàn chủ động được thời gian mẫu quảng cáo hiển thị chủ động tiếp cận với đông đảo công chúng theo đúng mục tiêu nhất. Hay dẫn dắt người dùng đến trang web của bạn nhanh chóng, tỉ lệ chuyển đổi cao cũng là ưu điểm đáng lưu ý khi chạy quảng cáo facebook.

Phân phối hợp lí: quảng cáo facebook đảm bảo các bài quảng cáo của bạn hiển thị hợp lí và đều đặn với tất cả các khách hàng tiềm năng. Không có trường hợp quảng cáo chỉ hiển thị nhiều với một người mà không xuất hiện với các người dùng khác. Bạn dễ dàng nắm được những quảng cáo sẽ xuất hiện ở đâu, thời gian nào, có bao nhiêu click vào đó,.....thông qua các báo cáo cập nhập thường xuyên.


Image result for ưu điểm khi chạy quảng cáo facebook

  • Nhược điểm
Thông thường các quảng cáo trên facebook không đảm bảo tất cả mọi người dùng đều nhấp chuột vào khi xuất hiện trên dòng thời gian. Và cho dù nhắm đúng đối tượng bạn mong muốn nhưng họ cảm thấy không cần thiết cho mình  nên bỏ thường bỏ qua, lướt đi  hoặc cảm thấy không đáng tin cậy.

Mức độ hiển thị các quảng cáo này dày đặc trên news feed nên người dùng cảm thấy phiền toái thậm chí là bức xúc. Vì vậy có thể gây ra hiệu ứng ngược, người dùng dần sẽ cảm thấy không có thiện cảm với thương hiệu và việc xuất hiện nhiều như vậy có thể đánh dấu là spam.

Tiếp theo các báo cáo thông kê có thể không chính xác, các số liệu của facebook có thể bị thổi phồng các số liệu. Ngoài ra còn xuất hiện nhiều quảng cáo giả mạo, nhớ rằng facebook là một mạng xã hội chứ không phải mạng lưới kinh doanh chính thống.

4. Lĩnh vực áp dụng quảng cáo facebook


Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quảng cáo facebook luôn đưa ra những lời mời hấp dẫn về lợi ích khi bạn chạy quảng cáo trên facebook. Tuy nhiên tùy vào lĩnh vực hay sản phẩm/dịch vụ để lựa chọn cách quảng cáo phù hợp.

Khi thực hiện một chiến dịch quảng cáo điều khó khăn là chọn đúng đối tượng khách hàng để tiếp cận. Với quảng cáo facebook để đạt hiệu quả cao các doanh nghiệp với với mô hình B2C (cung cấp dịch vụ, sản phẩm cho người tiêu dùng) dễ dàng thấy được kết quả khi chạy facebook ads. Các sản phẩm có giá trị thấp được quan tâm hằng ngày như mĩ phẩm, ẩm thực, thời trang, vui chơi giải trí...hay các cá nhân kinh doanh online được đánh giá phù hợp, mang lại hiệu quả cao.

Các lĩnh vực bất động sản, ô tô, thiết bị giáo dục, các loại máy móc thiết bị hay các doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình B2B (thương mại điện tử, đặt hàng qua mạng) rất khó để áp dụng hình thức quảng cáo này. Bạn không thể tìm được nhóm đối tượng quan tâm hay có khả năng mua những sản phẩm/dịch vụ này. Và nếu bạn chạy facebook ads thì cũng rất tốn chi phí, thời gian thay vì lựa chọn các hình thức quảng cáo khác.


5. Các thuật ngữ cơ bản khi chạy quảng cáo facebook


  • Reach: có nghĩa là tiếp cận, một chỉ số giúp người quản trị fanpage xác định bài viết của họ đã được bao nhiêu người dùng quan tâm và từ nguồn nào. Reach cao đồng nghĩa với việc bài viết của bạn được quan tâm và ngược lại. Dưới mỗi bài viết của page bạn sẽ xác định số lượng tiếp cận và tương tác với bao nhiêu người.
  • Budget: ngân sách cho chiến dịch, được hiểu là ngân sách được chi cho chiến dịch quảng cáo của bạn. Facebook chỉ tính chi phí khi các quảng cáo của bạn bắt đầu có tương tác, bạn có thể chạy bất kì khi nào bạn muốn.
Có 2 loại ngân sách chính:
-Daily budget-ngân sách hằng ngày: ngân sách chi ra mỗi ngày 
-Lifetime budget-ngân sách trọn đời: ngân sách chi cho từng giai đoạn nhất định
Tùy vào mục đích từng chiến dịch để lựa chọn chi ngân sách cho hợp lí cho quảng cáo của bạn.


cac-thuat-ngu-can-biet-khi-chay-quang-cao-facebook


  • Spent: cắn tiền, facebook sẽ bắt đầu cắn tiền khi quảng cáo bạn được duyệt. Nhưng cũng có lúc facebook sẽ không cắn tiền do nguyên nhân như bài viết của bạn vi phạm chính sách của facebook, cắn tiền chậm,...
  • Campaign: chiến dịch chạy quảng cáo của bạn, ngày bắt đầu và ngày kết thúc. Trong mỗi campaign có nhiều ads set, ads set để xác định chạy chiến dịch với ngân sách hằng ngày hay ngân sách trọn đời, thời gian chạy quảng cáo. Trong mỗi ads set lại có nhiều ads chính là các mẫu quảng cáo của bạn để chạy cho chiến dịch.
  • Ads Set: nằm trong campaign, mỗi campaign có nhiều ads set khác để xem thử ads set nào sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Ở ads set bạn sẽ thiết lập nhiều thứ hơn như Audience (tệp khách hàng  bạn quảng cáo hiển thị), Placement (tùy chọn vị trí quảng cáo hiển thị), Budget và Schedule (ngân sách và lịch hiển thị quảng cáo). Trong ads set sẽ có nhiều ads để viết nội dung, sử dụng hình ảnh chọn fanpage để đăng đặt link hoặc video,....

Tổng hợp kiến thức về Facebook Ads mà bạn cần biết

  • PPE (Page Post Engagement): là hình thức chạy quảng cáo để tăng lượng tương tác với bài viết của bạn. Thuật toán của facebook sẽ giúp chạy quảng cáo với những người dùng có thói quen tương tác như like, share, comment, kết hợp với mục đích của ads set để tiếp cận với khách hàng tiềm năng.
  • CTR (Click Through Rate): tỉ lệ nhấp chuột vào quảng cáo của bạn, tỉ lệ này được tính bằng công thức CTR= (số lần nhấp chuột/số lần hiển thị)*100%, chỉ số CTR càng cao thì hiệu quả của chiến dịch càng lớn.
  • Facebook business: là trình quản lí doanh nghiệp,  là khu vực dành riêng để bạn có thể quản lí doanh nghiệp cũng như các hoạt động marketing của đơn vị mình qua facebook.
  • Bùng quảng cáo: nói dễ hiểu ở đây là chạy quảng cáo nhưng không trả tiền cho facebook. Đối với các tài khoản facebook business, facebook cho bạn chạy quảng cáo trước rồi trả tiền sau. Một vài cá nhân lợi dụng việc này để chạy bùng, họ sử dụng thẻ visa (có thể là ảo hoặc thật). Lần đầu họ mua quảng cáo và thanh toán với số tiền 25$, facebook sẽ cho nợ tới 50$, lúc này muốn bùng họ sẽ cho chạy quảng cáo đến 50$ và quỵt tiền. Facebook sẽ trừ vào tài khoản visa nếu không đủ tiền sẽ khóa tài khoản, họ đã đạt mục tiêu là chạy được quảng cáo.
  • CPC (Cost Per Click): là chi phí mỗi lần nhấp vào liên kết, bạn sẽ phải trả tiền cho facebook nếu có ai nhấn vào đường link dẫn đến website, app,..trên mẫu quảng cáo của bạn. Nếu mục tiêu quảng cáo của bạn nằm ngoài facebook thì CPC là lựa chọn tối ưu.

cac-thuat-ngu-can-biet-khi-chay-quang-cao-facebook


  • CPM (Cost Per 1000 Impression): giá của 1000 lần hiển thị, bạn sẽ đưa ra ngân sách cho 1000 lần quảng cáo của bạn hiển thị, nếu lĩnh vực bạn kinh doanh có mức độ cạnh tranh cao thì giá CPM sẽ cao.
  • Cost : chi phí cho mỗi kết quả facebook mang lại cho  bạn như lượt tương tác đến bài viết, nhấp vào trang web,....tùy vào hình thức bạn chọn từ đầu. Nếu quảng cáo của bạn thu hút nhiều người dùng thì chi phí sẽ được tối ưu, cụ thể nếu bạn có nhiều lượt quan tâm đến bài viết của bạn, chi phí càng giảm. Vì vậy bạn cần chú trọng vào bài viết của mình làm sao thu hút nhiều lượt tương tác nhất bằng chất lượng hình thức và nội dung.

Những thông tin cụ thể liên quan đến quảng cáo facebook ở bài viết này đã phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về facebook ads, nếu có gì thắc mắc hoặc bổ sung các bạn hãy comment cho mình biết nhé.
















Thứ Ba, 3 tháng 12, 2019

Google ads là gì?Tại sao nên chọn hình thức này để quảng cáo

Đi cùng với sự phát triển vượt bậc của internet và công nghệ thông tin, các doanh nghiệp dần hiểu được tầm quan  trọng của Marketing Online. Và đồng hành cùng với các chiến dịch marketing là sử dụng Google ads như một vũ khí lợi hại trong cuộc chiến giữa các doanh nghiệp. Muốn sử dụng vũ khí thành thạo trước tiên phải hiểu về nó,nghiên cứu và mổ xẻ từ những điều cơ bản nhất để cùng nó chiến đấu. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu nhiều hơn về hình thức quảng cáo này.


Image result for google ads




Adwords (ads) là từ viết tắt của cụm từ " Advertisement keywords" được hiểu theo nghĩa quảng cáo từ khóa. Quảng cáo Google ads là một dịch vụ quảng cáo trực tuyến trả phí của ông lớn Google được ra mắt vào tháng 10 năm 2000. Google ads cho phép người dùng mua các quảng cáo bằng hình ảnh văn bản video,... với mục đích cuối cùng mang lại nhiều khách hàng và lợi nhuận cao hơn. 

Để sử dụng quảng cáo Google ads bạn phải trả tiền để các mẫu quảng cáo hiển thị ở trang nhất của kết quả tìm kiếm trên Google


Quy trình hành vi của khách hàng

2. Lợi ích khi sử dụng Google ads


Với hệ sinh thái rộng lớn của Google bao gồm Youtube, Gmail, Chrome,... nên có thể dễ dàng hiểu rõ hành vi khách hàng, nhu cầu sử dụng. Kho thu thập dữ liệu khổng lồ về thông tin và hành vi người dùng đương nhiên các quảng cáo sẽ đến tay các đối tượng liên quan hay có nhu cầu. Xác định đối tượng cụ thể về độ tuổi, vùng địa lí,...sẽ thấy được quảng cáo của bạn.

Với khả năng đo lường tốt các mẫu quảng cáo sẽ thu về các tín hiệu từ người dùng, thông điệp truyền tải đi có thu hút được khách hàng. Sau khi nhấp vào họ sẽ các hành động gì tiếp theo. Ngoài ra Google cung cấp các báo cáo để bạn đánh giá các chỉ số về quá trình chạy và có điều chỉnh phù hợp, nên đầu tư tiếp tục vào chiến dịch nào hay vào đâu của chiến dịch. 

Bạn cũng có thể dừng chạy một quảng cáo nào bạn muốn, thay đổi ngân sách chạy để linh hoạt với chiến dịch quảng cáo, bạn cũng không gặp khó khăn nào trong thủ tục thanh toán hay quy trình kết thúc.


3. Các hình thức của Google ads


Hiện nay, Google ads có 6 dạng hình thức quảng cáo phổ biến

3.1 Quảng cáo tìm kiếm (Google search): là một trong các dạng quảng cáo với hình thức hiển thị đầu trang kết quả tìm kiếm, khi người dùng muốn gõ một từ ngữ nào để biết thông tin, Google sẽ trả về các kết quả bao gồm các quảng cáo hiển thị đúng hay gần đúng với thông tin mà người dùng tìm kiếm 


Ví dụ về quảng cáo Google ads 


ví dụ: như hình bên trên, khi ta nhập từ khóa vé máy bay ta thấy các hiển thị đầu tiên có chứa [Ad] đều là hình thức của quảng cáo tìm kiếm bằng từ khóa hay văn bản.
Ngoài quảng cáo tìm kiếm còn xuất hiện ở cuối trang hiển thị đầu tiên, số lượng vị trí hiển thị có thể tùy thuộc vào ngành hay lĩnh vực người dùng tìm kiếm, cấp độ cạnh tranh của quảng cáo. 

3.2 Quảng cáo mạng hiển thị (Google display network): là loại hình quảng cáo giúp tăng độ nhận diện, các bạn có thể tiếp cận với người dùng khi họ đang lướt trên các trang web khác thông qua các banner được đặt trên đó. Các quảng cáo này có tác dụng đánh đúng đối tượng bạn cần tìm, cho phép hiển thị thông điệp của bạn có hệ thống và chiến lược,đồng thời những banner này sẽ giúp gợi nhớ thương hiệu, kích thích sự tò mò và nhắc nhở khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp



3.3 Quảng cáo video (Video ads): youtube cũng là sản phẩm của Google với người dùng áp đảo, kênh chia sẻ video lớn nhất này chưa có đối thủ nào có thể soán ngôi nên đây là hình thức các doanh nghiệp vẫn tin dùng với các quảng cáo của mình. Các định dạng quảng cáo video gồm có

Quảng cáo có thể bỏ qua (Skippable  in-stream ads): quảng cáo video của bạn sẽ phát trước trong hoặc sau video bạn bạn tìm kiếm, sau vài giây bạn có thể bỏ qua.


Image result for ví dụ về quảng cáo video (youtube ads)


Quảng cáo đệm ( Bumper ads): chỉ có thời lượng 6 giây trở xuống và người xem không thể bỏ qua giúp tiếp cận khách hàng trên quy mô rộng, gia tăng nhận dạng thương hiệu bằng các thông điệp ngắn dễ nhớ.

Quảng cáo ngoài luồng (Trueview outstream): phát trên các trang web của đối tác, các hiển thị này chỉ có trên thiết bị di động hay máy tính bảng làm sao để người dùng dễ dàng tiếp cận góp phần gia tăng nhận thức về thương hiệu ngoài phạm vi youtube nhằm tiết kiệm chi phí.

Quảng cáo trên trang đầu của youtube (Youtube Masthead ads): quảng cáo video sẽ xuất hiện ngay đầu trang chủ trên các thiết bị, video của bạn đầu tiên tức và quan trọng nhất trên trang chủ. Sử dụng hình thức này khi bạn ra mắt một sản phẩm mới hay tiếp cận một tệp khách hàng lớn trong thời gian ngắn.

3.4 Quảng cáo mua sắm (Google Shopping Ads): đây là xu mới gần đây, phù hợp với các cửa hàng trực tuyến. Các sản phẩm được hiển thị có đầy đủ thông tin, giá thành cho đến thông tin doanh nghiệp.....trải nghiệm tìm kiếm của khách hàng tương tự như trên các trang thương mại điện tử. Chiến dịch quảng cáo này sẽ giúp cho tăng lượng truy cập đến trang web cửa hàng. 

quảng cáo mua trên công cụ tìm kiếm
3.5 Quảng cáo ứng dụng toàn cầu (Apps): là một nhà quảng cáo ứng dụng, bạn muốn nó đến với nhiều người dùng trả tiền hơn. Vậy làm thế nào để bạn kết nối với những người có nhu cầu như vậy, giờ đây bạn có thể quảng cáo ứng dụng trên các sản phẩm của google như Google tìm kiếm, Google play, Youtube

Quảng cáo ứng dụng toàn cầu


3.6 Quảng cáo hiển thị gmail (Gmail ads): đây là dạng quảng cáo sẽ xuất hiện trong gmail của người dùng, đánh vào các đối tượng thường xuyên trao đổi với nhau bằng gmail. Các quảng cáo thường xuất hiện trong tab xã hội và quảng cáo của gmail, sẽ phát huy tối đa đối với các sản phẩm hay dịch vụ tầm trung và đắt tiền như bất động sản, bảo hiểm, du lịch, trang sức, thẩm mĩ viện,..


Related image

4. Cách tính phí khi bắt đầu chạy quảng cáo


Chi phí chạy quảng cáo thường được tính trên tổng số chi phí chạy các chiến dịch quảng cáo. Các chiến dịch thường được chia nhỏ thành các nhóm quảng cáo và quảng cáo. Cách tính tiền là tổng các từ khóa được hiển thị hay click. Có 3 cách tính phí: 

-CPC (Cost Per Click)-giá mỗi lần nhấp chuột: bạn chọn từ khóa để mẫu quảng cáo hiển thị, sau khi quảng cáo hiển thị và người click vào đó thì sẽ tính phí, giá mỗi lần click chuột là 65đ, đây là hình thức phổ biến nhất ở thị trường Việt Nam.

-CPM (Cost Pert Mille)-trả tiền cho 1000 lần hiển thị: các nhà quảng cáo chạy quảng cáo CPM sẽ đặt giá mong muốn cho 1000 lần hiển thị, chọn vị trí đặt quảng cáo và trả tiền mỗi khi quảng cáo xuất hiện. Chi phí thấp nhất cho 1000 lần hiển thị là khoảng 4000đ.

-Trả tiền khi có chuyển đổi: được hiểu là khi khách hàng vào trang web của bạn và thực hiện một thao tác, lúc đó bạn mới trả tiền cho Google. Điều này có sự thỏa thuận với Google.

Không có một cách tính toán chi phí nào cố định, Google dựa vào nhiều yếu tố khác nhau: 

  • Lĩnh vực, ngành nghề mà bạn chạy, các nghề cạnh tranh cao như BĐS, du lịch, thẩm mỹ,.... chi phí sẽ cao hơn
  • Giá thầu: Google ưu tiên cho các quảng cáo có thể trả cao hơn
  • Chất lượng trang đích (Landing Page): càng tối ưu tốt đặt, đặt người dùng lên hàng đầu sẽ ưu tiên tính chi phí rẻ hơn
  • Kết quả quảng cáo: dựa vào tỉ lệ nhấp chuột,  thời gian trên web để tính toán lại giá
Lúc đầu bạn nên để Google tính toán giá đấu thầu, sau đó nghiên cứu và chủ động thay đổi nếu cần thiết.

5. Rủi ro khi chạy Google ads


-Từ khóa: là yếu tố thành công của dịch vụ này, bạn sẽ gặp khó khăn bởi có quá nhiều từ khóa muốn khách hàng lựa chọn và không biết từ khóa chất lượng, có sức cạnh tranh. Để làm lựa chọn đúng phải mất thời gian và chi phí để khảo sát thị trường. 

-Click ảo: thông thường các nhà quảng cáo sẽ sử dụng tính tiền mỗi click và có ngân sách mỗi ngày. Các từ khóa sẽ bị tụt hạn ngay khi bạn không rót ngân sách, với sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay không thể tránh khỏi các click ảo từ đối thủ. Không những vậy những kỹ thuật đối thủ áp dụng sẽ hạ bệ bạn nếu không khả năng quản lí chiến dịch. 

-Thị trường: hiện nay chạy google ads đang trong tình trạng bão hòa, sự hỗ trợ của Google Ads không còn nhiều để các nhà quảng cáo thấy an tâm khi đổ tiền vào trang quảng cáo này.

-Hiểu biết: nếu bạn không tìm hiểu kỹ mà đã đổ tiền vào, cắm đầu vào chạy sẽ không mang lại hiệu quả. Tìm hiểu đặc điểm, các yếu tố kỹ thuật cũng như tâm lí khách hàng để có kiến thức đầy đủ khi áp dụng vào chiến dịch được tối ưu.

-Đối thủ: các đối thủ của bạn thường nâng giá thầu lên càng cao để thứ hạng quảng cáo được nâng lên, điều này làm cho những người chạy quảng cáo gặp khó khăn khi chi phí bị đội lên và lợi nhuận giảm xuống.

Tóm lại, Google ads là dịch vụ quảng cáo bạn nên lựa chọn khi mới bắt đầu, những thông tin này hi vọng sẽ có hữu ích khi bạn muốn bắt đầu các chiến dịch quảng cáo với Google ads.



Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2019

Như thế nào là một bài viết chất lượng?

Mục đích khi bạn sản xuất ra một sản phẩm là gì? Có phải là càng nhiều người biết đến sản phẩm và sẵn sàng bỏ tiền ra mua sản phẩm đó, tương tự như vậy bạn dốc hết tâm can để cho ra đời các bài viết mục đích cuối cùng là sẽ có nhiều cú nhấn chuột vào bài viết. Cách viết như thế nào mới hấp dẫn hay làm sao để chuẩn nhất, mỗi người đều có cách nhìn nhận về cách viết bài riêng. Dưới đây là những ý kiến chủ quan của bản thân tôi về một bài viết chất lượng, nó có thể đúng hoặc sai nhưng nó cũng là một cách để các bạn tham khảo và áp dụng cho mỗi bài viết của mình.


Image result for bài viết chất lượng





1. Chọn chủ đề chính xác cho nội dung của bài viết


Tại sao phải chọn chủ đề cho nội dung bài viết? chủ đề sẽ "huyết mạch" đi xuyên suốt cả bài viết, khi viết bài bạn sẽ bám chắc vào chủ đề đó để không lạc trôi qua các khía cạnh khác, lưu ý hãy dành một chút thời gian trước khi viết để suy nghĩ, lên ý tưởng về cấu trúc những gì cần viết trong bài đăng để tránh lãng phí thời gian ở các bước sau, một điều chắc chắn bạn phải làm là bài viết phải là nội dung tốt nhất trong chủ đề bạn muốn viết. 

Bạn chọn một chủ đề thật hot được nhiều người quan tâm bàn tán nhưng nội dung trong bài viết lạc đề, chẳng ăn nhập gì với nhau thì cũng vô ích và bạn hãy thử nhìn lại mình kiến thức, kỹ năng bản thân đang ở mức nào nên chọn chủ đề phù hợp đừng tham lam lựa chọn những chủ đề quá rộng khi mà khả năng viết lách của bạn chưa thật sự cao. Đây có thể là lí do sẽ làm bạn thất bại.

Ngoài ra bạn cũng nên tìm hiểu để học hỏi từ các đối thủ xem những nội dung nào bạn chưa cập nhập hay cách viết bài của họ ra sao cũng như tương tác của độc giả với các trang đó có tốt không từ đó sẽ giúp ích rất nhiều cho bài viết của bạn.


2. Chú ý đến đối tượng


Lấy lại ví dụ về một sản phẩm, trước khi cho sản xuất hay tung ra thị trường điều bạn làm có phải nghiên cứu sản phẩm sẽ tập trung vào đối tượng khách hàng nào, nhận diện được khách hàng mục tiêu của sản phẩm sẽ giúp sản phẩm đến đúng đối tượng, doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát quá trình bán hàng.

Trước khi bắt đầu viết một bài viết, bạn đã có trong đầu rất nhiều ý tưởng hay ho cho chủ đề sắp tới, đã sẵn sàng tuôn hết các câu văn trong đầu nhưng khoan, hãy dừng lại một chút và suy nghĩ về các độc giả của bạn. Một lần nữa xác định đối tượng bạn đang hướng tới, cụ thể

  • Họ muốn biết gì? cần gì? làm cách nào nói đúng chủ đề mà họ cần
  • Xem lại các bài viết trên các trang hay website của đối thủ cạnh tranh hay các trong lĩnh vực của bạn để cập nhập
  • Ghi lại những nhận xét của các bài đăng trước để tập hợp ý kiến đánh giá và góp ý của độc giả, như vậy các bài viết sau sẽ tránh lặp lại những lỗi đã mắc trong các bài đăng trước

3. Lập dàn bài cho bài viết trước khi viết


Đến đây bạn đã biết mình phải viết gì và viết cho ai, tiếp đó để bài viết thật sự chất lượng nên lập một dàn ý nêu những ý tưởng, đưa cấu trúc một bài viết bao gồm các phần nào, bắt đầu từ đâu, sử dụng câu chữ ra sao, nên đưa phần nào trước, phần nào sau, các hình ảnh sẽ được lấy từ nguồn nào. 

Bước này cũng giống như lập dàn ý cho bài văn khi các bạn còn đi học, một dàn bài tốt sẽ giúp bài viết liền mạch, rõ ý, câu từ gãy gọn. Và cũng giúp tiết kiệm thời gian, tạo một bài viết đầy đủ các ý. Ở bước này tổng hợp lại các nội dung, các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau thêm vào đó là các kiến thức bạn tích lũy hay học hỏi từ nhiều nguồn khác nhau, bài viết sẽ là lúc bạn cho mọi người thấy kiến thức của bạn tích lũy từ trước tới đây.


4. Có sử dụng các từ khóa


Có thể đặt các từ khóa ở các phần: tiêu đề bài viết, các mục của bài, trong nội dung và ở phần kết luận. 

Các từ khóa nên đặt một cách tự nhiên  và phân bổ một cách hợp lí không nên nhồi nhét gây cho độc giả cảm giác khó chịu, làm câu văn lủng củng. Có không ít bài viết cố gắng nhồi nhét từ khóa vào câu văn không liên quan hay chèn với mức độ dày đặc. Những điều này làm giảm chất lượng bài viết và người đọc có trải nghiệm không tốt. Bên cạnh đó sự trùng lặp các câu văn, từ ngữ nên hạn chế nếu không sẽ gây mệt mỏi với người đọc vì phải cứ đọc đi đọc lại các câu từ như nhau.


Image result for key word

5. Cấu trúc của một bài viết hợp lí


Bạn đã có tất cả yếu tố để bắt đầu một bài viết hãy bắt đầu cho các ý tưởng câu văn  của bạn thành một bài viết thật ra không có một quy chuẩn hay công thức nào để làm chuẩn mực đánh giá, bạn hãy luyện tập hằng ngày, qua các bài viết nhìn lại để rút kinh nghiệm và duy trì thói quen viết lách để nâng cao trình viết của bản thân. Một bài viết tiêu chuẩn không khác mấy so với bài viết khi các bạn còn đi học, chỉ khác lúc đó bạn viết cho thầy cô đọc, và bây giờ khách hàng sẽ là những người tiếp cận bài viết của bạn. Bài viết của bạn nên chia thành ba phần 

  • Mở đầu: khơi gợi, dẫn dắt người đọc đưa ra những câu văn thu hút ngay từ đầu về nội dung chính của bài viết, bạn có thể dẫn dắt vào đề trực tiếp đề cập tới nội dung hoặc đi từ một khía cạnh khác rồi khéo léo đề cập tới vấn đề chính
  • Thân bài: nội dung chính bạn muốn truyền đạt đến với khách hàng, nhấn mạnh vào các ý chính sau đó triển khai nhiều luận điểm cho các ý chính, đưa các luận cứ hay ví dụ để thuyết phục cho các luận điểm của mình. Kết hợp với các hình ảnh sinh động tăng sự thích thú. Chú ý phần này chính là bộ mặt của bài viết, thể hiện sự chuyên nghiệp và khả năng của tác giả
  • Kết bài: nhấn mạnh một lần nữa nội dung giá trị của bài viết và đừng quên để lại những thông tin hữu ích: lời nhắn gửi, thông tin khuyến mãi hay thông tin liên lạc, sđt,.....

Không nên quá chú trọng vào một bài viết hoàn hảo ngay lúc đầu, một bài viết mạch lạc rõ ràng, đầy đủ ý không mắc lỗi chính tả câu văn lủng củng hay tối nghĩa là điều cần thiết hơn cả. Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của bạn để sử dụng cách hành văn hay câu từ phù hợp. 

Có điểm nhấn của tác giả vào trong bài viết, các điểm nhấn này nên có mặt xuyên suốt trong các bài viết để độc giả có dấu ấn của bạn và ghi nhớ.


6. Đảm bảo sự nhất quán và độ dài bài viết


Đảm bảo thống nhất về cách hành văn trong suốt bài viết, các điểm chính đã đề cập đầy đủ, thông điệp truyền tải đến khách hàng để đạt hiệu quả truyền thông tốt nhất. Bên cạnh đó các hình ảnh trong bài viết cũng phải liên quan đến đoạn văn hình ảnh được đặt, vị trí đặt ảnh để so với tổng thể bài viết trở nên đẹp mắt và minh họa cho nội dung một cách tốt nhất cũng là đem lại sự thích thú cho bạn đọc.

Theo tìm hiểu từ trang BacklinkO cho biết độ dài hợp lí cho một bài viết từ 1500 đến 2000 chữ sẽ đánh giá cao hơn các bài viết ngắn gọn. Tuy nhiên không phải vì thế mà không chú trọng vào các bài viết ngắn mỗi loại sẽ có ưu điểm riêng và tùy thuộc vào chủ ý của người viết. Nếu bạn làm tốt ở các bài viết ngắn sẽ hoàn toàn đánh bại các bài viết dài.


7.  Viết một tiêu đề hấp dẫn


Image result for title

Tất nhiên rồi, tiêu đề là thứ đầu tiên đập vào mắt độc giả, sự thu hút trong cách đặt tiêu đề sẽ góp phần giữ chân người đọc tiếp tục đi theo bài viết của bạn. Những câu hỏi gợi mở hay các câu nghi vấn đòi hỏi độc giả phải tiếp tục đọc để được giải đáp cũng là một ý tưởng hay.


8. Chú ý các lỗi chính tả và ngữ pháp


Sau khi hoàn thành bài viết nên coi lại cẩn thận để chỉnh sửa các lỗi ngữ pháp, câu cú, chính tả, đừng để các yếu tố này làm bạn kém chuyên nghiệp và không được đánh giá cao. Thường xuyên trau dồi vốn từ bằng cách đọc sách báo, các bài viết trên các trang khác nhau để câu văn phong phú

Thêm nữa hãy tạo ra các tương tác để kích thích sự liên hệ của người đọc như like, share, comment............ để có cuộc đối thoại hai chiều giữa bạn và độc giả.

Kết luận

Không ai từ khi bắt đầu đã có bài viết xuất sắc và chất lượng.Bạn cần luyện tập và đưa ra các kế hoạch xuất bản đều đặn các bài viết để nâng cao trình viết của mình. Đồng thời đưa ra bài viết bổ ích để mọi người chia sẻ và thảo luận là cả một nghệ thuật.