Từ khóa là một thứ rất quan trọng trong SEO, nhưng lại có khá nhiều khái niệm sai lầm xoay quanh chúng. Vậy bây giờ chính là lúc để chúng ta làm sáng tỏ những khái niệm này.
Những khái niệm sai lầm phổ biến về từ khóa
1. On-site khớp với anchor text không mang lợi ích gì.
Laura Hogan đã chia sẻ một ví dụ về cách hoạt động của anchor text, làm cách nào để tăng thứ hạng tìm kiếm mà không cần phải xây dựng các backlinks.
Cụ thể trong trường hợp, nếu 24% tỉ lệ nhấp chuột đạt được đều đến từ một anchor text thì chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua tầm quan trọng của việc tối ưu hóa các anchor text trong nội dung bài viết.
Tuy nhiên, các anchor text cũng dễ dàng bị Google tính là spam, vậy nên đừng quá lạm dụng nó.
Mẹo: Hãy nghĩ đến các từ khóa mà bạn có thể tạo liên kết trong bài viết on-site, nếu từ khóa đó có thể liên kết với các bài viết khác thì đừng lo ngại gì cả, cứ chèn liên kết vào thôi.
2. Nghiên cứu từ khóa là lãng phí thời gian.
Thực chất, bỏ thời gian để nghiên cứu từ khóa là không bao giờ thừa cả, bởi cách bạn sử dụng từ khóa sẽ quyết định việc khách hàng có tìm đến thương hiệu bạn hay không.
Theo thống kê của Brandwatch, cứ mỗi một giây lại có 40.000 người tìm kiếm trên Google, đồng nghĩa với việc bạn phải tìm hiểu thật kĩ người dùng cần gì và muốn gì để có thể dễ dàng tiếp cận họ.
Chẳng hạn như họ tìm kiếm những thuật ngữ nào, bạn có chắc là bạn dùng đúng từ khóa không?
Hãy đảm bảo rằng bạn không mắc vào những lỗi phổ biến khi nghiên cứu từ khóa, tránh được các lỗi này sẽ tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian đồng thời đưa lối khách hàng đến website của bạn.
Mẹo: Nghiên cứu từ khóa chính là nền tảng cho các chiến lược. Hiểu được tâm lí người dùng sẽ giúp tăng thêm cơ hội tiếp cận họ.
3. Chỉ tập trung sử dụng các từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất.
Đối với những bạn vừa làm quen với SEO, chắc hẳn các bạn sẽ nghĩ rằng từ khóa nào càng được nhiều người tìm kiếm càng tốt. Tuy nhiên đối với những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ, việc sử dụng từ khóa chung sẽ không mang lại nhiều hiệu quả mà còn tốn kém. Vậy nên đừng chỉ sử dụng các từ khóa quá chung hay quá cụ thể, hãy suy nghĩ khách hàng sẽ tìm kiếm cái gì và từ khóa nào sẽ giúp họ thấy được sản phẩm/dịch vụ của bạn. Họ sẽ đặt ra các câu hỏi nào?
Ví dụ: Khi bạn sử dụng từ khóa “Bàn phím”, lượng truy cập có thể cao nhưng khả năng mua hàng thấp vì có rất nhiều loại bàn phím khác nhau để khách hàng chọn lựa. Còn với từ khóa “Bàn phím Acer 4750”, lượng truy cập sẽ thấp hơn nhưng khả năng mua hàng cao hơn vì khách hàng đã định hình sẵn nhu cầu thương hiệu và dòng sản phẩm muốn mua.
Hãy viết nội dung thông minh, tối ưu hóa danh mục và các trang sản phẩm để tăng cơ hội hiển thị website đến các khách hàng tiềm năng.
Mẹo: sử dụng các từ khóa có thứ hạng tìm kiếm thấp có thể mang lại giá trị hiệu quả cao hơn các từ khóa có thứ hạng tìm kiếm cao.
4. Thẻ meta description không hề có giá trị.
Thẻ meta description là một đoạn văn ngắn mô tả nội dung website được hiển thị trên các công cụ tìm kiếm (Google, Bing, Yahoo,…) và nó có thể ảnh hưởng đến quyết định của người dùng về việc có nhấp vào website của bạn hay không. Nó vừa phải mang tính mô tả, liên quan đến bài viết vừa phải cuốn hút.
Khi người dùng ngày nay có xu hướng chỉ đọc lướt qua các mô tả, chúng ta cần xem xét phải viết nội dung gì và tối ưu như thế nào để các thẻ meta hiển thị trên các công cụ tìm kiếm được cuốn hút hơn và dẫn dắt lượng truy cập nhiều hơn.
Mẹo: Hãy sử dụng các thẻ meta description như một phần của chiến dịch, chúng có giá trị giúp tăng thứ hạng đấy!
5. URL không cần chứa từ khóa hay phân cấp
Có hơn 46 tỷ page được index trên Google, đồng nghĩa với việc bạn có hàng trăm ngàn đối thủ ngoài kia.
Nếu bạn cho rằng URL không cần được tối ưu hóa thì bạn nên xem lại chiến lược của mình đi, khi mà cả người dùng và các công cụ tìm kiếm đều thích các URL ngắn gọn.
Một website có chứa các URL phân cấp sẽ được đánh giá cao hơn, thể hiện sự tổ chức và quản lí rõ ràng, tạo điều kiện nâng cao thứ hạng tìm kiếm.
Thử nghĩ nếu bạn là một người dùng, bạn sẽ nghĩ gì khi nhìn thấy URL này?
Mẹo: Hãy bỏ những URL kém chất lượng đi, những URL đơn giản và ngắn gọn cũng tạo được rất nhiều thiện cảm đối với người dùng đấy.
Những điều cần nhớ
Nghĩ rộng hơn, đừng mãi gói gọn trong một chiếc hộp
Chèn anchor text vào nội dung on-site
Sử dụng các từ khóa có thứ hạng tìm kiếm thấp để đẩy doanh thu
Đặt từ khóa vào thẻ meta description
Sử dụng URL ngắn gọn và có hệ thống.
#từ khóa #kiến thức SEO